cec@dainam.edu.vn

Top 7 kỹ năng thuyết trình chinh phục đám đông hiệu quả

Kỹ năng thuyết trình là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công trong nhiều lĩnh vực. Khả năng trình bày ý tưởng một cách rõ ràng, thuyết phục không chỉ giúp bạn giao tiếp hiệu quả, mà còn tạo dựng uy tín và tạo ấn tượng mạnh mẽ. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá tại sao kỹ năng thuyết trình là yếu tố không thể thiếu và cách phát triển chúng một cách chuyên nghiệp.

I. Kỹ năng thuyết trình là gì?

Kỹ năng thuyết trình là khả năng biểu đạt, trình bày thông tin, ý tưởng, hoặc ý kiến một cách hiệu quả và hấp dẫn trước một khán giả. Đây là khả năng sử dụng cả ngôn từ, giọng điệu, cử chỉ, hình ảnh, phương tiện trình bày khác để truyền đạt thông điệp một cách rõ ràng, thú vị và thuyết phục.

Kỹ năng thuyết trình không chỉ đơn thuần là việc trình bày thông tin mà còn liên quan đến việc xây dựng mối kết nối với khán giả, tạo sự tương tác, ảnh hưởng đến họ một cách tích cực.

Các bước để có một kỹ năng thuyết trình hiệu quả

II. Lợi ích khi có kỹ năng thuyết trình tốt

Có kỹ năng thuyết trình tốt mang lại nhiều lợi ích quan trọng trong nhiều khía cạnh của cuộc sống cá nhân và sự nghiệp. Dưới đây là một số lợi ích chính khi bạn có kỹ năng thuyết trình tốt:

  1. Giao tiếp hiệu quả: Kỹ năng thuyết trình giúp bạn truyền đạt ý tưởng, thông điệp một cách rõ ràng, thú vị, từ đó tạo ra sự hiểu biết sâu hơn và tạo dựng mối kết nối mạnh mẽ với người nghe.
  2. Xây dựng uy tín: Một thuyết trình tự tin, lôi cuốn giúp bạn xây dựng sự tin tưởng từ phía khán giả, đồng nghiệp. Khả năng thuyết trình tốt củng cố hình ảnh của bạn là một người chuyên nghiệp, kiến thức trong lĩnh vực của mình.
  3. Thuyết phục: Thuyết trình tốt giúp bạn thuyết phục người nghe về ý kiến, sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn đang trình bày. Điều này có thể góp phần quan trọng vào sự thành công của bạn trong việc thuyết phục người mua hàng, đối tác hoặc nhà đầu tư.
  4. Tạo ấn tượng: Một thuyết trình ấn tượng tạo ra sự ấn tượng mạnh mẽ, ghi nhớ trong tâm trí của người nghe. Điều này đặc biệt quan trọng trong các tình huống quan trọng như phỏng vấn công việc, thuyết trình sản phẩm hoặc dự án.
  5. Phát triển cá nhân: Kỹ năng thuyết trình không chỉ giúp bạn nâng cao khả năng giao tiếp mà còn làm tăng khả năng tự tin, tinh thần tự trị. Việc vượt qua nỗi sợ trước khán giả giúp bạn phát triển mặt tinh thần, tâm lý.
  6. Tạo mối quan hệ: Khả năng thuyết trình tốt giúp bạn tạo mối quan hệ mạnh mẽ hơn với đồng nghiệp, đối tác, khách hàng. Sự tương tác trong quá trình thuyết trình có thể dẫn đến cơ hội hợp tác và kết nối.
  7. Thành công sự nghiệp: Trong nhiều lĩnh vực, kỹ năng thuyết trình là yếu tố quan trọng để thăng tiến sự nghiệp. Khả năng trình bày ý tưởng một cách ấn tượng, thuyết phục có thể giúp bạn đạt được vị trí cao hơn và có sự ảnh hưởng lớn hơn trong công việc.

III. Các kỹ năng thuyết trình quan trọng giúp bạn tự tin hơn

1. Kỹ năng kết nối với khán giả

Kỹ năng kết nối với khán giả là một phần quan trọng trong kỹ năng thuyết trình. Để thực hiện một buổi thuyết trình hiệu quả và gây ấn tượng, bạn cần tập trung vào việc thiết lập, duy trì một mối liên hệ tích cực với khán giả của mình.

Kỹ năng kết nối với khán giả được thể hiện qua cách nắm vững nội dung, tìm hiểu về khán giả, bắt đầu bằng câu chuyện hoặc câu hỏi, liên quan đến kinh nghiệm của khán giả, sử dụng ngôn ngữ rõ ràng, dễ hiểu, tương tác hay giao tiếp hai chiều, biểu đạt cảm xúc, thể hiện sự tận tâm, niềm đam mê, tạo ra kết luận sâu sắc, lắng nghe và phản hồi,…

2. Kỹ năng kiểm soát giọng nói

Kỹ năng kiểm soát giọng nói là một phần quan trọng trong kỹ năng thuyết trình hiệu quả. Để làm cho bài thuyết trình của bạn thú vị, ấn tượng, bạn cần biết cách điều chỉnh giọng nói của mình để tạo sự linh hoạt và sự chú ý của khán giả. Ví dụ hãy để ý đến biểu cảm, biến đổi giọng nói, giữ liên lạc hợp lý với khán giả, giữ đều đặn…

3. Kỹ năng chuẩn bị bài thuyết trình

Chuẩn bị bài thuyết trình là một phần quan trọng để trình bày ý kiến một cách rõ ràng, hấp dẫn và hiệu quả. Việc bạn chuẩn bị bài thuyết trình thật kỹ lưỡng sẽ giúp bạn giảm thiểu 75% cảm giác run sợ khi đứng trước đám đông. Đây là một số kỹ năng quan trọng để bạn chuẩn bị một bài thuyết trình tốt: xác định mục tiêu thuyết trình, nắm vững nội dung, xây dựng cấu trúc logic, chọn và sắp xếp slide, sử dụng ngôn ngữ dễ hiểu, luyện tập trước,… bạn nên đầu tư thời gian vào bài diễn thuyết của mình.

4. Kỹ năng kiểm soát căng thẳng và nỗi sợ

Kiểm soát căng thẳng, nỗi sợ trong kỹ năng thuyết trình là một phần quan trọng để đảm bảo bạn có thể trình bày một cách tự tin và hiệu quả. Để kiểm soát nỗi sợ tốt, hãy bắt đầu bằng việc chuẩn bị kỹ lưỡng. Kiểm tra xem các công cụ, thiết bị hỗ trợ nghe nhìn đã chuẩn bị sẵn sàng chưa. Điều này sẽ giúp bạn có thời gian tập trung chuẩn bị cho bản thân trước khi bắt đầu thuyết trình.

5. Kỹ năng quan sát

Thuyết trình là giao tiếp ới khán giả. Khi giao tiếp phải hiểu được diễn biến tâm lý của người nghe, vì thế trong thuyết trình cũng vậy. Trong khi thực hiện bài thuyết trình việc nắm bắt tâm lý khán giả là một điều cực kỳ quan trọng để một bài thuyết trình thành công.

6. Kỹ năng xử lý và trả lời câu hỏi

Kỹ năng xử lý và trả lời câu hỏi là một phần quan trọng trong kỹ năng thuyết trình. Khi bạn đang thuyết trình, khả năng tương tác, trả lời câu hỏi từ khán giả có thể làm tăng tính tương tác, thuyết phục của bài thuyết trình.

Người thuyết trình có thể mở đầu phần đặt câu hỏi bằng cách nói nói: “Ai có câu hỏi đầu tiên?” Sau đó tìm kiếm những cánh tay giơ lên. Hoặc để khơi mở, bạn có thể nói: “Một câu hỏi mà tôi thường được hỏi là…” Và trả lời nó. Nếu sau đó vẫn không có câu hỏi nào, bạn có thể nói: “Không biết có còn câu hỏi nào không?”

7. Kỹ năng sử dụng ngôn ngữ cơ thể

Kỹ năng sử dụng ngôn ngữ cơ thể là một yếu tố quan trọng trong kỹ năng thuyết trình hiệu quả. Ngôn ngữ cơ thể bao gồm các cử chỉ, biểu cảm khuôn mặt, tư thế cơ thể, ánh mắt để truyền đạt thông điệp và tương tác với khán giả.

IV. Các bước để có một bài thuyết trình hiệu quả

  • Bước 1: Thu thập thông tin, nghiên cứu
  • Bước 2: Chuẩn bị đầy đủ tài liệu hỗ trợ
  • Bước 3: Thiết kế bố cục bài thuyết trình
  • Bước 4: Thực hành, cải thiện kỹ năng thuyết trình

Bước 1: Thu thập thông tin, nghiên cứu

Việc tìm hiểu chủ đề thuyết trình và có sự nghiên cứu kỹ lưỡng giúp mỗi cá nhân trở nên tự tin và chuyên nghiệp hơn trong việc thuyết trình.

  • Sử dụng công cụ tìm kiếm trực tuyến: Google Scholar, Wikipedia, các website chuyên ngành
  • Đọc sách, tài liệu liên quan đến chủ đề thuyết trình, ghi chú lại những thông tin hữu ích
  • Tham gia vào các cuộc hội thảo, hội nghị để bắt kịp những xu hướng mới nhất, đồng thời gặp gỡ các chuyên gia trong lĩnh vực để kết nối và học hỏi thêm
  • Tìm hiểu về thị trường hiện tại nếu chủ đề liên quan đến sản phẩm/ dịch vụ, nhằm hiểu rõ hơn về nhu cầu khách hàng mục tiêu và đưa ra những thông tin hữu ích.

Lưu ý, trong quá trình thu thập thông tin, cần kiểm tra độ tin cậy và xác thực của chúng. Đồng thời giữ bản quyền và trích dẫn nguồn thông tin để tránh vi phạm chính sách.

Bước 2: Chuẩn bị đầy đủ tài liệu hỗ trợ

Chuẩn bị đầy đủ tài liệu giúp người thuyết trình dễ dàng hơn trong việc truyền đạt thông tin, đồng thời giúp người nghe nắm rõ hơn về chủ đề nhắc tới. Chẳng hạn như:

  • Slide thuyết trình: Chứa đầy đủ hình ảnh, video, link,…
  • Tài liệu bổ sung: Bài viết, tài liệu, bài báo,… nhằm cung cấp thêm những thông tin minh họa cho khán khả
  • Biểu đồ, đồ thị: Trực quan hóa các dữ liệu, giúp khán giả hình dung rõ hơn về chủ đề.
  • Hoạt động tương tác: Chẳng hạn như các trò chơi, trò khởi động, tạo năng lượng tích cực cho buổi thuyết trình.

Bên cạnh đó, cần lựa chọn phong cách thuyết phục thể hiện được hình ảnh thương hiệu cá nhân, điều này tạo ấn tượng và thu hút sự tập trung của người nghe. 

Bước 3: Thiết kế bố cục bài thuyết trình

Khi đã có đầy đủ tài liệu, thông tin cần thiết, tiếp theo cần thiết kế bố cục bài thuyết trình. Cần có một bố cục bài bản, rõ ràng và xâu chuỗi các slide với nhau, tránh sự rời rạc khiến khán giả cảm thấy khó hiểu.

Tạo một slide thuyết trình rõ ràng, trực quan và phù hợp với chủ đề sẽ tạo ấn tượng rất tốt. Sử dụng các công cụ hỗ trợ như Microsoft PowerPoint, Google Slides, Prezi, Canva,… để tạo slide thuyết trình.

Bước 4: Thực hành, cải thiện kỹ năng thuyết trình

Cách nhanh nhất để nâng cao kỹ năng thuyết trình là thực hành. Chỉ có những va chạm thực tế mới giúp chúng ta mau chóng làm quen, nhìn nhận, cải thiện bản thân. Sau mỗi lần thuyết trình, hãy quan sát phản ứng và phản hồi của khách hàng, nhìn nhận lại điểm mạnh, điểm yếu để cải thiện trong những lần tiếp theo.

Hãy làm nó thường xuyên và kiên trì, có thể học hỏi, tham khảo, ứng dụng những kỹ thuật thuyết trình của chuyên gia rồi xem phong cách nào hợp, cải tiến nó lại thành của bản thân để tạo thương hiệu cá nhân.

Một số lưu ý để cải thiện kỹ năng nói trước đám đông

V. Lưu ý các lỗi thường gặp khi trình bày thuyết trình

Đọc trước đám đông

Đây là “triệu chứng” đứng nhìn vào slide và đọc toàn bộ những ý đã soạn ra, không tích cực tương tác với người nghe, ánh mắt cúi xuống hoặc chỉ nhìn vào chữ để đọc. Điều này khiến người nghe cảm thấy nhàm chán, không ấn tượng và không muốn chú tâm để nghe. Do đó người trình bày sẽ khó có thể truyền đạt đầy đủ ý tưởng, thông điệp mà bản thân muốn truyền tải.

Không xây dựng cấu trúc bài thuyết trình rõ ràng

Một cấu trúc bài thuyết trình không rõ ràng, lộn xộn khiến người nghe cảm thấy khó hiểu và mất tập trung. Đặc biệt là kết kết thúc buổi thuyết trình mà khán giả không hình dung, không nhớ bất kỳ nội dung gì mà diễn giả nói, thì nó không có ý nghĩa. Có nhiều bài thuyết trình rất lan man, lạc đề vì người trình bày bị thiếu những kỹ năng cơ bản trong việc xây dựng nội dung, truyền tải thông điệp.

Không sử dụng ngôn ngữ cơ thể

Một bài thuyết trình xuất sắc là sự kết hợp hoàn hảo của ba yếu tố: Ngôn từ, giọng điệu và ngôn ngữ cơ thể. Trong số đó, ngôn ngữ cơ thể chiếm tỉ lệ quan trọng trong việc thu hút và tạo ấn tượng cho bài thuyết trình. Nếu chỉ đứng nói một cách máy móc, học thuật, bài thuyết trình đó chắc chắn không mang lại hiệu quả cao.

Sử dụng ngôn ngữ khó hiểu

Ngôn ngữ học thuật, phức tạp, khó hiểu là một trong những lỗi phổ biến thường gặp khi thuyết trình. Điều này bao gồm việc sử dụng từ ngữ không phù hợp với đối tượng khán giả, chen vào quá nhiều từ tiếng Anh, ngôn ngữ chuyên ngành.

Thiếu sự chuẩn bị

Khâu chuẩn bị rất quan trọng cho bất kỳ một công việc hay tình huống nào. Chuẩn bị càng kỹ lưỡng, tỷ lệ rủi ro càng thấp và cơ hội thành công càng cao hơn.

Lỗi thường gặp trong kỹ năng thuyết trình

Trên đây là trình bày cụ thể về kỹ năng thuyết trình, các lợi ích, các kỹ năng cụ thể và những lưu ý để bài thuyết trình trở nên thu hút, thú vị và thành công. Hy vọng bài viết giúp bạn hiểu hơn về kỹ năng thuyết trình và vận dụng một cách hiệu quả vào thực tiễn để đạt được những thành công như bạn mong muốn.

Nguồn: Internet

___________________________

Follow Facebook DNU – Trung tâm Việc làm và Khởi nghiệp sinh viên tại ĐÂY để cập nhật job mới và các kỹ năng cần thiết mỗi ngày. 

Các bài viết khác

Đăng ký thực tập

Địa chỉ

Tầng 3 - Toà nhà Central Building - Đại học Đại Nam Số 01, phố Xốm, Phú Lãm, Hà Đông, Hà Nội.

Email

cec@dainam.edu.vn

Điện thoại

(024) 35577799 (ext 569)

Phone

0988.064.335

Điền thông tin

Đăng ký việc làm

Địa chỉ

Tầng 3 - Toà nhà Central Building - Đại học Đại Nam Số 01, phố Xốm, Phú Lãm, Hà Đông, Hà Nội.

Email

cec@dainam.edu.vn

Điện thoại

(024) 35577799 (ext 569)

Phone

0988.064.335

Điền thông tin

Đăng ký Review CV

Địa chỉ

Tầng 3 - Toà nhà Central Building - Đại học Đại Nam Số 01, phố Xốm, Phú Lãm, Hà Đông, Hà Nội.

Email

cec@dainam.edu.vn

Điện thoại

(024) 35577799 (ext 569)

Phone

0988.064.335

Điền thông tin

Hội cựu sinh viên

Địa chỉ

Tầng 3 - Toà nhà Central Building - Đại học Đại Nam Số 01, phố Xốm, Phú Lãm, Hà Đông, Hà Nội.

Email

cec@dainam.edu.vn

Điện thoại

(024) 35577799 (ext 569)

Phone

0988.064.335

Điền thông tin