cec@dainam.edu.vn

Tuần 1: Xác định phiên bản tốt nhất của bạn – Ngày 3: Lập chương trình phát triển bạn

Trong thời gian mới chuyển sang lĩnh vực viết và đào tạo, tôi đã rất trăn trở: Tôi có thể làm được bằng cách nào? Nhiệt huyết trong tôi hừng hực nhưng con đường đạt đến mục tiêu vẫn mơ hồ. Hình ảnh tôi trở thành nhà văn và nhà đào tạo đã được vẽ rất rõ ràng trong tâm trí và lời khẳng định đã được viết ra nhưng tôi không biết các bước hành động hiệu quả nhất để đạt được mục tiêu đó. Sau nhiều ngày trăn trở, lang thang trên mạng tìm kiếm những người đã thành công trong lĩnh vực viết sách và đào tạo – phát triển con người, tôi đã tìm được một người thầy. Khi xem video What I believe của thầy, thông điệp “Đừng bao giờ để bối cảnh, năng lực hiện tại của bạn làm nhỏ đi ước mơ và tiềm năng vô hạn của bạn.” đã xoáy thẳng vào tâm trí tôi. Tôi xem đi xem lại video đó và xem rất nhiều video khác. Câu chuyện vượt qua cái chết và nhận ra giá trị cuộc đời bằng cách cống hiến của thầy làm tôi rung động. Câu chuyện về sự kiện định vượt qua cản trở để xây dựng một sự nghiệp tử không có gì đến giúp hàng triệu người khám phá ra năng lực đã khiến tôi ngưỡng mộ. Dù chưa được gặp trực tiếp, nhưng tôi tự gọi người đó là “thầy” lúc nào không hay biết. Những ngày tiếp đó, tôi tập trung hết thời gian để học theo thầy.

Nguồn ảnh: Internet

Một trong những bài tập mà thầy luôn nhắc chúng tôi làm trước khi bắt đầu chinh phục một mục tiêu bất kì là “lập chương trình phát triển” cho mục tiêu đó. Tôi đã bắt đầu thực hành nó để phát triển nghề viết và đào tạo của mình. Tôi đã tạo ra và sử dụng công cụ 7S (có ở mục Góc dành cho bạn) để vạch ra các kĩ năng chính mà tôi cần phát triển: viết, nói trước đám đông, và xây dựng khóa học. Từ đó, tôi lập danh sách những cuốn sách cần đọc, video cần xem, chủ đề cần luyện nói, chủ đề cần viết, người tôi cần tìm để làm thầy, cộng đồng cần tham gia. Từ chương trình học đến hành động, đến năm 2022 tôi đã đạt được những mục tiêu nhất định: xuất bản sáu cuốn sách; đơn kim vô địch và đại diện Việt Nam hai lần đi nói trước đám đông ở khu vực Đông Nam Á; làm diễn giả/điều phối tại các diễn đàn quốc tế như UNESCO, Worldbank, Techfest (Bộ Khoa học và Công nghệ); giáo viên thỉnh giảng về lĩnh vực lãnh đạo tại Đại sứ quán Mỹ; giảng viên cho khóa đào tạo của Viettel Academy… Tôi vẫn luôn cố gắng thực hành thói quen “lập chương trình phát triển” mỗi khi có một mục tiêu mới. Ý tưởng đó tưởng chừng đơn giản, nhưng đôi khi những điều đơn giản lại khó thực hiện vì nó không tạo cảm giác mới lạ cho chúng ta. Tôi nhớ những lần không vạch ra “chương trình” đã khiến tôi không đạt được kết quả như mong đợi vì tôi hành động thiếu chiến lược, hay bị phân tán khỏi mục tiêu. Mỗi lần như vậy, tôi biết mình cần phải biển thói quen đó thành điều thiết yếu khi thực hiện một mục tiêu.

Điều này cũng tương tự như việc lập chương trình học tại trường. Nếu bạn muốn trở thành kĩ sư, bạn cần có một chương trình học để tìm hiểu những kiến thức cơ bản về kĩ thuật và kết hợp với việc thực hành. Nếu bạn muốn trở thành diễn giả bạn cần phải có một chương trình học về cách đứng sân khấu, cách dùng ngôn ngữ, cách dùng ngôn ngữ cơ thể và phải thường xuyên thực hành.

Trong ngày 1 và ngày 2, bạn đã xác định mình muốn làm gì, muốn trở thành ai và trong ngày thứ 3 này bạn cần phải tạo một chương trình phát triển bản thân.

Bạn sẽ thấy việc này khó nếu vẫn đang có nhiều băn khoăn, thiếu định hướng trong cuộc sống và bạn chưa làm được bài thực hành ở hai ngày Bài thực hành trong hai ngày đầu khó là vì bạn đâu. chưa đủ kiên trì. Việc tự hỏi bản thân về định hướng tương lai thường khó tìm ra câu trả lời ngay lập tức, chính vì vậy, nếu làm được thì bạn sẽ bứt phá khỏi vòng an toàn và phát huy phiên bản tốt nhất của mình hiệu quả hơn. Nếu sau nhiều cố gắng làm bài thực hành trong các ngày 1, 2 và 3 mà bạn vẫn cảm thấy mọi thứ không rõ ràng thì hãy để bản thân thả lỏng. Bạn có thể tiếp tục trải nghiệm các ngày tới và khi bạn ở một tâm thế tốt hơn, hãy quay lại làm các bài thực hành ở ngày 1, 2 và 3. Hãy tin là con người tuyệt vời của bạn luôn tồn tại, hãy kiên trì, bền bỉ mỗi ngày để hành động, bạn sẽ cảm nhận được nó rõ ràng hơn mỗi ngày!

GÓC DÀNH CHO BẠN

Ở ngày 1 bạn đã vẽ ra hình ảnh con người tuyệt vời nhất của mình, ngày 2 bạn đã khẳng định bạn với một vai trò lí tưởng trong xã hội. Trong ngày 3 này bạn cần lập một “chương trình phát triển” bao gồm những công việc cần làm để hiện thực hóa phiên bản tuyệt vời nhất. Mô hình 7S dưới đây có thể giúp bạn xác định kế hoạch đó:

Self– Ba từ mô tả phiên bản tốt nhất của tôi là:- Ba cảm giác tôi muốn trải nghiệm mỗi ngày là:
– Ba việc tôi cần làm để trở thành phiên bản tốt nhất của tôi và trải nghiệm cảm xúc mà tôi muốn là:
Social role– Ba vai trò trong xã hội giúp tôi trở thành phiên bản tuyệt vời nhất của tôi là:
– Ba người thành công và có tầm ảnh hưởng trong vai trò mà tôi muốn trở thành là:
Self Belief– Ba niềm tin mới tôi cần có để nuôi dưỡng. phiên bản tốt nhất tôi muốn trở thành lại:
Skills– Ba kĩ năng cần thiết để tôi hoàn thành tốt nhất vai trò của mình trong xã hội là:
– Ba cuốn sách mà tôi cần đọc để phát triển các kĩ năng cần thiết là:
– Ba kênh podcast tôi cần nghe để phát triển các kĩ năng cần thiết là:
Social network– Ba cộng đồng/câu lạc bộ tôi muốn tham gia để phát triển thành phiên bản tốt nhất của tôi:
– Ba lịch sinh hoạt cộng đồng/câu lạc bộ của tôi:
Schedule– Ba khoảng thời gian tôi sẽ bảo vệ để phát triển kỹ năng sống còn để trở thành phiên bản tôi muốn trở thành là:
Service– Ba giá trị tốt nhất tôi có thể đem lại cho những người xung quanh là:
– Ba người mà tôi phải phấn đấu hết mình để làm họ tự hào hoặc vui vẻ là:
– 3 điều cần làm mỗi ngày để tăng giá trị mà tôi đem lại cho những người xung quanh là:

Sau khi hoàn thành hành trình 30 ngày khám phá chính mình, bạn nên quay lại để làm lại bảng kể hoạch phát triển bản thân cho 30 ngày tiếp theo đó. Các bài tập này là những nguyên lí mà bạn có thể sử dụng cho tất cả các giai đoạn phát triển trong cuộc đời. Khi phát triển lên một tầm cao mới thì các thông tin bạn điền vào bảng 7S là khác nhau, hành động của bạn phải lớn hơn khi bạn có mục tiêu lớn hơn.

GÓC CUỐI NGÀY

Trước khi đi ngủ, bạn hãy viết một đặc điểm của bạn được từ ba người trở lên tán thưởng và bạn cũng cảm thấy đó là đặc điểm bạn muốn tiếp tục nuôi dưỡng. Đặc điểm đó có thể đơn giản là một cử chỉ đẹp như hay nói lời cảm ơn. Hãy nhắm mắt và cảm nhận bạn hòa hợp với đặc điểm đó, nở một nụ cười biết ơn rồi từ từ chìm vào giấc ngủ.

– Ba điều mà mọi người thường khen tôi là:

– Ba cách để tôi tiếp tục phát huy đặc điểm đó hoặc tạo ra một đặc điểm tốt khác là:

– Ba việc tôi sẽ làm vào ngày mai để phát triển các kĩ năng đề cập trong bảng 7S là:

Nguồn: Trích “30 ngày thay đổi thói quen –

Hành trình xác định và nuôi dưỡng phiên bản tuyệt vời nhất của bạn”

___________________________

Follow Facebook DNU – Trung tâm Việc làm và Khởi nghiệp sinh viên tại ĐÂY để cập nhật job mới và các kỹ năng cần thiết mỗi ngày.

Các bài viết khác

Đăng ký thực tập

Địa chỉ

Tầng 3 - Toà nhà Central Building - Đại học Đại Nam Số 01, phố Xốm, Phú Lãm, Hà Đông, Hà Nội.

Email

cec@dainam.edu.vn

Điện thoại

(024) 35577799 (ext 569)

Phone

0988.064.335

Điền thông tin

Đăng ký việc làm

Địa chỉ

Tầng 3 - Toà nhà Central Building - Đại học Đại Nam Số 01, phố Xốm, Phú Lãm, Hà Đông, Hà Nội.

Email

cec@dainam.edu.vn

Điện thoại

(024) 35577799 (ext 569)

Phone

0988.064.335

Điền thông tin

Đăng ký Review CV

Địa chỉ

Tầng 3 - Toà nhà Central Building - Đại học Đại Nam Số 01, phố Xốm, Phú Lãm, Hà Đông, Hà Nội.

Email

cec@dainam.edu.vn

Điện thoại

(024) 35577799 (ext 569)

Phone

0988.064.335

Điền thông tin

Hội cựu sinh viên

Địa chỉ

Tầng 3 - Toà nhà Central Building - Đại học Đại Nam Số 01, phố Xốm, Phú Lãm, Hà Đông, Hà Nội.

Email

cec@dainam.edu.vn

Điện thoại

(024) 35577799 (ext 569)

Phone

0988.064.335

Điền thông tin