cec@dainam.edu.vn

Trường Đại học Đại Nam đăng cai tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế về phát triển Fintech tại Việt Nam

Ngày 22/11, trường Đại học Đại Nam đăng cai tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế mang chủ đề “Hoàn thiện hệ sinh thái phát triển Fintech tại Việt Nam”. Thông qua sự kiện này, Nhà trường đã ‘ghi điểm tuyệt đối’ với các nhà khoa học trong nước và quốc tế bởi cơ sở vật chất khang trang; quy trình tiếp đón bài bản; kết cấu chương trình chặt chẽ; các bài tham luận chất lượng, có nhiều đóng góp cho sự phát triển Fintech tại Việt Nam.

Hơn 200 nhà khoa học trong và ngoài nước tham dự

Là đơn vị chủ trì tổ chức Hội thảo, trường Đại học Đại Nam có sự tham gia của: TS. Lê Đắc Sơn – Chủ tịch Hội đồng trường; Ban Giám hiệu; lãnh đạo, cán bộ, giảng viên các Khoa, Phòng, Ban, Viện, Trung tâm.

Về phía lãnh đạo/đại diện Bộ, Ban, Ngành có sự tham dự của: TS. Nguyễn Đức Kiên – Thành viên Hội đồng tư vấn Chính sách Tiền tệ; TS. Nguyễn Tú Anh – Giám đốc Trung tâm Thông tin, Phân tích và dự báo kinh tế, Ban Kinh tế Trung Ương; TS. Trần Nam Tú  – Phó Vụ trưởng Bộ Khoa học công nghệ và môi trường, Bộ GD&ĐT; TS. Phạm Hồng Quất – Cục trưởng cục phát triển thị trường và Doanh nghiệp khoa học và công nghệ, Bộ KH&CN; Ông Nguyễn Đức Thuận – Giám đốc Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam, Bộ Tài nguyên & Môi trường; Bà Nguyễn Thị Hải Bình – Trưởng ban Nghiên cứu điều phối chính sách giám sát, Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc Gia, …

Bên cạnh đó là sự tham gia của hơn 200 chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ và tài chính, đến từ các trường đại học, viện nghiên cứu và doanh nghiệp của Việt Nam, Mỹ, Úc, Hà Lan, Kazakhstan, Đài Loan,…

Hội thảo được dẫn dắt bởi các nhà khoa học hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ, tài chính trong nước và quốc tế: TS. Nguyễn Tú Anh – Giám đốc Trung tâm thông tin, Phân tích và Dự báo Kinh tế, Ban Kinh tế TW; TS. Cấn Văn Lực – Thành viên Hội đồng tư vấn Chính sách Tài chính – Tiền tệ quốc gia; Ông Nguyễn Hải Nam – Ủy viên thường trực Ủy ban Kinh tế Quốc hội; Ông Phạm Xuân Hòe – Tổng Thư ký Hiệp hội cho thuê Tài chính Việt Nam; Bà Nguyễn Thị Minh Ngân – Đại diện Thanh tra Ngân hàng Nhà nước Hà Nội; Ông Mukesh Pilania – Giám đốc Ngân hàng số bán lẻ Techcombank; Ông Jo-Hui Chen – Giáo sư khoa tài chính và kinh doanh trường Đại học Chung Yuan Christian (Đài Loan); Ông Hessel Abbink Spaink – Chuyên gia Fintech tổ chức PUM (Hà Lan), Ông Hwa-Ping Chang – Tổng Giám đốc Eureka Fintech (Hongkong), …

Phát biểu khai mạc chương trình, TS. Lê Đắc Sơn khẳng định Hội thảo chắc chắn mở ra cơ hội cho các chuyên gia, doanh nhân trong ngành cùng nhau xây dựng một hệ sinh thái Fintech lành mạnh, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, tăng cường tính cạnh tranh, mở rộng cơ hội kết nối và hợp tác phát triển xuyên quốc gia để nền kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển một cách bền vững.

TS. Lê Đắc Sơn nhấn mạnh: Đào tạo và phát triển Fintech tại Việt Nam là hướng đi hoàn toàn đúng đắn.

Nhiều tham luận mang tính thực tiễn cao

Hội thảo đã tiếp nhận 108 bài viết (trong đó 94 bài đã có kết quả phản biện và được biên tập) của các nhà khoa học, các nhà quản lý, các chuyên gia Fintech trong và ngoài nước, các nhà quản lý và các chuyên gia Fintech.

Tại chương trình, các nhà nghiên cứu, giảng viên, chuyên gia và nhà quản lý doanh nghiệp đã có những chia sẻ, tập trung trao đổi, tìm kiếm giải pháp trong lĩnh vực ngân hàng và đầu tư tài chính, gắn với các chủ đề sau: Fintech tại Việt Nam – Thực trạng và xu hướng phát triển, khuyến nghị và chính sách; Hiệu ứng lan tỏa và khối lượng giao dịch của các quỹ giao dịch Fintech; Cải thiện hệ sinh thái để phát triển Fintech tại Việt Nam; Tiềm năng và động lực phát triển của fintech tại Việt Nam; Hành lang pháp lý trong lĩnh vực Fintech tại Việt Nam…

Các diễn giả phiên thảo luận thứ 2 về thể chế và chính sách nhằm cung cấp góc nhìn chuyên sâu về hành lang pháp lý trong lĩnh vực Fintech tại Việt Nam.

TS Cấn Văn Lực chia sẻ: Thực trạng Fintech ở Việt Nam hiện có những bước phát triển nhanh cả về số lượng, sự đa dạng trong sản phẩm, dịch vụ và thu hút vốn đầu tư. Số lượng các Fintech startups tại VN tăng khá nhanh, từ khoảng 40 công ty vào cuối năm 2016 lên đến khoảng 176 công ty ở thời điểm cuối năm 2022. Các định chế tài chính (ĐCTC) tại Việt Nam tích cực đầu tư cho chuyển đổi số, đặc biệt là các ngân hàng thương mại.

Để nâng cao hơn nữa chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển Fintech tại Việt Nam, TS. Cấn Văn Lực đề xuất các trường đại học, viện nghiên cứu, nên tham gia hợp tác 4 bên ĐCTC – Fintech – doanh nghiệp công nghệ – Đại học; đào tạo, phát triển nhân lực Fintech; tham gia giáo dục tài chính, truyền thông.

TS. Cấn Văn Lực có nhiều năm làm thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính – tiền tệ Quốc gia và Ủy viên Ủy ban Quốc gia về Hợp tác Kinh tế Thái Bình Dương (VNCPEC) nên đã mang đến hội thảo nhiều thông tin hữu ích và kiến nghị thiết thực cho sự phát triển Fintech tại Việt Nam.

Theo TS. Lê Đắc Sơn, Hội thảo được tổ chức nhằm nhận diện những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động của các công ty Fintech, các ngân hàng thương mại và các doanh nghiệp đã, đang và sẽ áp dụng các sản phẩm Fintech, từ đó đề xuất các giải pháp và khuyến nghị nhằm tháo gỡ khó khăn và hỗ trợ cho sự phát triển của Fintech tại Việt Nam. Đồng thời, triển khai nghiên cứu và phát triển các chương trình đào tạo Fintech tại các trường đại học, trong đó Trường Đại học Đại Nam sẽ thực hiện từ năm 2024.

TS. Lê Đắc Sơn khẳng định: Trường Đại học Đại Nam tiếp tục đẩy mạnh hợp tác phát triển quốc tế và đẩy mạnh đào tạo Fintech cho sinh viên ngay từ năm nhất đại học.

“Đầu tư phát triển công nghệ là yếu tố then chốt để phát triển Fintech tại Việt Nam. Bên cạnh đó là yếu tố con người, cần đảm bảo nắm vững kiến thức về tài chính và công nghệ thông tin. Theo đó, chúng ta có thể phát triển các chương trình đào tạo dài hạn cho sinh viên chính quy ngành Fintech. Đồng thời đào tạo ngắn hạn – tại chỗ cho các cán bộ ngân hàng về lĩnh vực tài chính, công nghệ thông tin…”, PGS.TS. Đặng Ngọc Đức – Trưởng khoa Tài chính – Ngân hàng trường Đại học Đại Nam cho biết.

PGS.TS. Đặng Ngọc Đức cho biết cần chú trọng đào tạo cả về dài hạn và ngắn hạn cho sinh viên chính quy ngành Fintech.

“Cần có quỹ đầu tư để hỗ trợ các Fintech khởi nghiệp” – Đó là những đề xuất của TS. Phạm Xuân Hòe – Tổng thư ký Hiệp hội Cho thuê tài chính Việt Nam. Ông kiến nghị cần phải tiếp cận Fintech bằng cách làm mới, chấp nhận rủi ro và thất thoát, cần có quỹ đầu tư bảo hiểm để có thể hỗ trợ cho các Fintech khởi nghiệp và sáng tạo.

TS. Phạm Xuân Hòe nhận định: Cần có quỹ đầu tư để hỗ trợ các Fintech khởi nghiệp.

Còn theo TS. Cấn Văn Lực – Chuyên gia Kinh tế trưởng Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), đề xuất Việt Nam cần nghiên cứu xây dựng trung tâm đổi mới sáng tạo Fintech tại Việt Nam theo mô hình doanh nghiệp kết hợp giữa Chính phủ và khu vực tư nhân. Đồng thời, cần quan tâm phát triển hạ tầng số, quản lý an ninh mạng, an toàn dữ liệu…

Ứng dụng đào tạo Fintech là hướng đi đúng đắn của Đại học Đại Nam

PGS, TS. Phạm Văn Hồng – Hiệu trưởng trường Đại học Đại Nam cho biết: “Các bài tham luận trình bày tại Hội thảo là những tài liệu tham khảo quý báu để trường Đại học Đại Nam xây dựng chương trình đào tạo Fintech cho sinh viên. Định hướng của nhà trường trong thời gian tới là đào tạo nguồn nhân lực vừa am tường về lĩnh vực tài chính, vừa hiểu biết chuyên sâu về lĩnh vực công nghệ, kỹ năng làm việc tốt để đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực phát triển Fintech Việt Nam”.

Thầy Phạm Văn Hồng chia sẻ định hướng đào tạo Fintech tại trường Đại học Đại Nam.

Theo Ông Hessel Abbink Spaink nhận định: “Học tập dựa trên làm việc là mô hình học tập lý tưởng để sinh viên tiếp thu được các kiến thức và xu hướng mới trong thế giới kỹ thuật số ngày nay, đặc biệt là trong lĩnh vực Fintech. Do đó, để chuẩn bị nền tảng cần thiết cho sinh viên, các trường đại học cần đảm bảo trang bị đầy đủ kỹ năng cho sinh viên mới ra trường. Sự nhanh nhạy, đón đầu xu hướng phát triển xu hướng phát triển công nghệ tài chính của trường Đại học Đại Nam là “điểm cộng” lớn để sinh viên phát triển toàn diện, bền vững”.

Ông Hessel Abbink Spaink đánh giá cao sự thức thời của trường Đại học Đại Nam trong đào tạo Fintech cho cán bộ, giảng viên, sinh viên.

Ông Mukesh Pilania chia sẻ: “Tôi ấn tượng bởi sự bài bản, chuyên nghiệp trong khâu tổ chức của trường Đại học Đại Nam. Việc tăng cường năng lực nghiên cứu khoa học và phát triển chương trình đào tạo về lĩnh vực Fintech góp phần củng cố, nâng cao vị thế của Trường Đại học Đại Nam trước những cơ hội và thách thức của thời đại số hóa hiện nay”.

Ông Mukesh Pilania ấn tượng với cơ sở vật chất khang trang; quy trình tiếp đón bài bản; kết cấu Hội thảo khoa học quốc tế chặt chẽ, chuyên nghiệp của trường Đại học Đại Nam.

Kết quả của Hội thảo sẽ được phản ánh thông qua những kiến nghị sẽ được tập hợp và gửi đến các cơ quan có thẩm quyền như Ủy ban Kinh tế Quốc hội, Ban Kinh tế Trung Ương Đảng, Văn phòng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính, Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia cũng như các Bộ, Ngành và các đơn vị liên quan.

Hội thảo khoa học quốc tế “Hoàn thiện hệ sinh thái phát triển Fintech tại Việt Nam” đã kết nối được nhiều nhà nghiên cứu uy tín trong và ngoài nước, đóng góp nhiều giải pháp, ý tưởng về chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ, công nghệ Fintech trong lĩnh vực ngân hàng, đầu tư tài chính theo hướng rộng mở. Đồng thời tạo cơ hội tiền đề để trường Đại học Đại Nam trở thành nơi kết nối, thúc đẩy hoạt động hợp tác quốc tế, trao đổi kinh nghiệm, công bố nghiên cứu, góp phần nâng cao chất lượng công bố quốc tế của giảng viên, và làm nền tảng cho các hoạt động nghiên cứu khoa học đối với các ngành, lĩnh vực khác.

BTT

Các bài viết khác

Đăng ký thực tập

Địa chỉ

Tầng 3 - Toà nhà Central Building - Đại học Đại Nam Số 01, phố Xốm, Phú Lãm, Hà Đông, Hà Nội.

Email

cec@dainam.edu.vn

Điện thoại

(024) 35577799 (ext 569)

Phone

0988.064.335

Điền thông tin

Đăng ký việc làm

Địa chỉ

Tầng 3 - Toà nhà Central Building - Đại học Đại Nam Số 01, phố Xốm, Phú Lãm, Hà Đông, Hà Nội.

Email

cec@dainam.edu.vn

Điện thoại

(024) 35577799 (ext 569)

Phone

0988.064.335

Điền thông tin

Đăng ký Review CV

Địa chỉ

Tầng 3 - Toà nhà Central Building - Đại học Đại Nam Số 01, phố Xốm, Phú Lãm, Hà Đông, Hà Nội.

Email

cec@dainam.edu.vn

Điện thoại

(024) 35577799 (ext 569)

Phone

0988.064.335

Điền thông tin

Hội cựu sinh viên

Địa chỉ

Tầng 3 - Toà nhà Central Building - Đại học Đại Nam Số 01, phố Xốm, Phú Lãm, Hà Đông, Hà Nội.

Email

cec@dainam.edu.vn

Điện thoại

(024) 35577799 (ext 569)

Phone

0988.064.335

Điền thông tin