cec@dainam.edu.vn

Đại học Đại Nam: Rèn thầy – Luyện trò

Đó là chủ trương của Nhà trường, là giá trị cốt lõi của chương trình tập huấn nâng cao năng lực cán bộ, giảng viên, nhân viên năm học 2023 – 2024 của trường Đại học Đại Nam (DNU) diễn ra từ ngày 08 – 16/12/2023. Tham gia chương trình tập huấn nâng cao năng lực lần này, từ thầy cô “cây đa cây đề” cho đến các giảng viên trẻ, từ giảng viên có thâm niên cho đến các thầy cô mới vào nghề hoặc mới “đầu quân” về DNU đều rút ra cho bản thân những kiến thức quý báu về nhận diện chân dung sinh viên; tiêu chuẩn cán bộ, giảng viên Đại học Đại Nam; phương pháp giảng dạy tích cực… Sau chương trình tập huấn, tất cả các thầy cô nhận ra rằng: “Thầy cô phải thay đổi để phù hợp với sinh viên chứ không phải sinh viên thay đổi để phù hợp với thầy cô”.

Chương trình tập huấn nội bộ năm học 2023 – 2024 diễn ra từ ngày 08 – 16/12 với 04 chuyên đề lớn gắn liền với nhu cầu của giảng viên, sinh viên thời đại 4.0.

Tài liệu quý giá cho toàn thể cán bộ, giảng viên DNU

Thầy Phạm Văn Hồng – Hiệu trưởng cho biết: “Đợt tập huấn này mới chỉ là những bước đi đầu tiên. Nhà trường sẽ tổ chức rất nhiều các cuộc tập huấn nội bộ tiếp theo, thực hiện đúng chủ trương của Hội đồng trường: “Rèn thầy trước, luyện trò sau”. Thầy cô phải liên tục thay đổi nhằm mang đến những giá trị tốt nhất cho sinh viên, Nhà trường và xã hội”.

Bài chia sẻ của cô Cao Thị Hòa – Phó Chủ tịch, Phó Hiệu trưởng mang đến nhiều góc nhìn mới cho thầy cô về sinh viên thời đại 4.0.

Người giảng say sưa, người nghe chăm chú.

Giảng viên phải nâng cấp từng ngày để phù hợp với sinh viên

Thầy Hoàng Đức Hạnh – Trưởng khoa Y chia sẻ: “Quan điểm của tôi, người thầy dù bao nhiêu tuổi, kỳ cựu thế nào cũng phải trau dồi và không ngừng nâng cấp để phù hợp với sinh viên, không thể nghĩ mình giỏi rồi thì không cần học nữa. “Học thầy không tày học bạn”. Qua những buổi tập huấn như thế này các thầy cô sẽ hiểu hơn sinh viên của mình muốn gì, cần gì, tâm tư tình cảm như thế nào, nhất là sự khác nhau của lứa tuổi, khoảng cách thế hệ. Các ngành nghề khác nhau tâm lý sinh viên cũng khác nhau, đặc điểm sinh viên cũng khác nhau… Chúng ta rất cần hiểu các em mới có thể dạy dỗ được các em”.

Thầy Lê Thế Anh – Trưởng khoa Kế toán bày tỏ: “Những bài chia sẻ trong chương trình tập huấn rất sát thực tế và cần thiết với mỗi giảng viên, giúp chúng tôi “ngộ” ra nhiều điều. Đó là, để kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm truyền đạt đến sinh viên hiệu quả nhất, thầy cô cần phải nỗ lực rèn luyện, tích lũy tri thức, đổi mới từng ngày. Khi đó, thầy cô mới khai mở được bản thân, hiểu được mong muốn của sinh viên Gen Z, tìm ra những bài giảng và phương pháp phù hợp; mở rộng được tình yêu với nghề, với học trò, với Nhà trường và cộng đồng, xã hội”.

Thầy Thế Anh hạnh phúc khi được làm việc trong một môi trường năng động, thức thời, luôn đặt lợi ích và mong muốn của người học lên hàng đầu.

Nhân sự mới về trường hiểu “chất” DNU

Cô Đỗ Thị Thu Hương – Trưởng Phòng Quản lý đào tạo cho biết: “Những bài chia sẻ trong đợt tập huấn lần này rất gần gũi, thiết thực; giúp thầy cô, nhất là thầy cô từ trường công lập chuyển sang và các thầy cô mới về trường hiểu hơn về “chất” của Đại học Đại Nam. Từ đó có những thay đổi trong công tác quản lý, giảng dạy; thúc đẩy giảng viên trong khoa thay đổi cách dạy, cách giao tiếp với học trò, cách đánh giá và cho điểm…”

Cô Lê Thị Thanh Hương không chỉ hiểu rõ “ADN” của Đại Nam mà còn có nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lý lớp học, quản lý bản thân, phương pháp giảng dạy tích cực ở đại học,…

Thầy Chu Quang Thắng – giảng viên khoa NN&VH Trung Quốc chia sẻ: “Vừa về trường đã được tham gia chương trình tập huấn nâng cao năng lực là điều vô cùng ý nghĩa với tôi. Tôi tin rằng những kiến thức gợi mở sẽ như một một luồng gió mới thổi vào từng trang giáo án, giúp sinh viên hứng thú hơn với mỗi giờ học, tiếp thu ngày càng hiệu quả kiến thức thầy cô truyền giảng; tạo nền móng vững chắc để sinh viên ứng dụng vào cuộc sống lẫn công việc sau này. Hơn hết, giảng viên cũng học được nhiều phương pháp để nắm bắt tâm lý sinh viên tốt hơn, điều chỉnh các hoạt động giảng dạy sao cho phù hợp, hiệu quả…”

Cô Lương Thị Phương Anh – Giảng viên thực hành khoa Y cho hay: “Chương trình tập huấn giúp tôi hiểu rõ hơn về đặc trưng sinh viên của từng khối ngành. Điều này giúp một “người mới” như tôi có thêm nhiều kỹ năng thiết thực trong công tác quản lý lớp học, quản lý bản thân, phương pháp giảng dạy tích cực… hòa nhập nhanh với môi trường, áp dụng các kỹ năng mới vào giờ giảng để bài học sinh động, hiệu quả, tạo hứng thú cho sinh viên”.

Thầy cô chăm chú lắng nghe và ghi chép cẩn thận từng chia sẻ của các thầy cô đứng lớp.

Lãnh đạo thay đổi tư duy quản lý, nâng cao chất lượng đào tạo

Cô Nguyễn Thị Vinh Huê – Trưởng khoa Dược bày tỏ: “Đối với tôi, chương trình tập huấn nội bộ có nhiều ý nghĩa. Thứ nhất, thúc đẩy và lan tỏa tinh thần học hỏi; cùng trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, trao đi những giá trị mình có để cùng nhau phát triển, tạo nên nét văn hóa học hỏi lẫn nhau của DNU. Thứ hai, thống nhất quan điểm về vai trò của Người Thầy và cùng xây dựng chân dung Người Thầy DNU. Thứ ba, trân trọng sự chuẩn bị bài giảng công phu, dễ nhớ, dễ hiểu, vừa bắt kịp xu hướng, gắn với thực tế DNU của các thầy cô đứng lớp. Qua đó, tôi cũng đúc rút được nhiều kinh nghiệm để áp dụng vào công tác quản lý để nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo của khoa Dược. Mong rằng Nhà trường sẽ đẩy mạnh thêm các nội dung tập huấn về văn hóa DNU; kỹ năng, nghiệp vụ sư phạm; phương pháp xây dựng câu hỏi trắc nghiệm, kiểm tra, đánh giá sinh viên tích cực…”

Cô Nguyễn Thị Vinh Huê khẳng định: Chương trình tập huấn nội bộ đã thúc đẩy tinh thần học hỏi, trao đi những giá trị mình có để cùng DNU phát triển.

Phải hiểu sinh viên để “xóa nhòa” khoảng cách thế hệ và “rào cản” giữa thầy – trò

Thầy Bùi Duy Phú – giảng viên khoa Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng cho biết: “Chúng tôi là những người của thế hệ trước, đầy nhiệt huyết nhưng theo dạng hàn lâm, kinh điển; phong cách giảng dạy cũ kỹ, khô khan… đã không còn phù hợp với sinh viên thế hệ Z. Hạn chế trong việc sử dụng mạng xã hội cùng các công cụ hỗ trợ giảng dạy cũng khiến chúng tôi “loay hoay” không biết sinh viên muốn gì, cần gì để thay đổi cho phù hợp. Nhờ những buổi tập huấn thiết thực như thế này, chúng tôi mới hiểu được chân dung sinh viên thời đại 4.0; “rành” hơn về các công cụ hỗ trợ giảng dạy; phương pháp giảng dạy tích cực… Từ đó có định hướng rõ ràng cho sự thay đổi để phù hợp với sinh viên, với Nhà trường và xã hội; xóa bỏ mọi khoảng cách thế hệ, tư duy lỗi thời trong cách giảng dạy, truyền đạt kiến thức, mang đến những điều tốt nhất, cần thiết nhất cho sinh viên”.

Thầy cô không ngại tìm hiểu, không ngại thay đổi để phù hợp với sinh viên thế hệ Z.

Cô Trần Thị Hương Giang – Phó Giám đốc Trung tâm Đào tạo liên tục ngành Dược chia sẻ: “Khoảng cách tuổi tác, môi trường và quan điểm sống, sở thích khác biệt là “rào cản” giữa thầy cô và sinh viên. Để sinh viên không “chê” thầy, chúng tôi phải hiểu chân dung sinh viên, sở thích, mong muốn của các em; cũng phải hóa thân vào sinh viên để biết các em thích học theo phương pháp nào, truyền đạt theo cách nào thì mang lại hiệu quả cao. Chương trình tập huấn năm nay mang lại giá trị vô cùng lớn và cần thiết đối với mỗi giảng viên. Tôi cảm thấy tiếc khi nhiều người đến muộn hay vì lý do riêng mà không tham dự đủ các buổi chia sẻ”.

Cô Trần Thị Hương Giang cảm thấy “được trẻ ra” khi được hoá thân thành sinh viên.

Tiếc nuối khi bỏ lỡ những buổi chia sẻ giá trị

Cô Nguyễn Thị Ly – giảng viên thực hành khoa Điều dưỡng chia sẻ: “Trước giờ tôi vẫn nghĩ mình là giảng viên trẻ, gần với Gen Z nên sẽ rất hiểu sinh viên. Nhưng không phải như vậy. Sau buổi tập huấn của cô Hòa, tôi mới “vỡ” ra nhiều điều, mới hiểu đặc điểm sinh viên Đại Nam nói chung và Khoa điều dưỡng nói riêng. Từ đó có những thay đổi để giảng dạy, quản lý, tư vấn hay chăm sóc phù hợp với từng đối tượng sinh viên khác nhau. Đặc biệt trở thành những huấn luyện viên đồng hành, định hướng, truyền cảm hứng, lắng nghe và tôn trọng ý kiến của sinh viên thay vì chỉ là một giảng viên truyền đạt kiến thức. Vì lý do riêng mà tôi không thể tham gia các buổi tập huấn còn lại, tôi cảm thấy vô cùng tiếc nuối. Tôi đã xin tài liệu và hỏi thêm kinh nghiệm từ các thầy cô để không bỏ lỡ hoàn toàn những chia sẻ quý báu ấy”.

“Giác ngộ” quan điểm “Giảng dạy không phải đánh đố sinh viên…”

Cô Phan Thị Thùy – giảng viên khoa Quản trị Kinh doanh bày tỏ: “Nhờ các buổi tập huấn mà tôi “giác ngộ” được một quan điểm: “Giảng dạy không phải là đánh đố sinh viên mà phải hiểu sinh viên để có phương pháp phù hợp”. Tôi nhận thấy bản thân cần đặt mình vào sinh viên, hiểu mong muốn, nguyện vọng của các em để có những điều chỉnh trong bài giảng, làm sao để việc truyền đạt hiệu quả, đọng lại trong tâm trí các em lâu nhất”.

Nội dung tập huấn sát sườn và cần thiết đối với mỗi giảng viên

Thầy Nguyễn Trường Huy – giảng viên khoa Du lịch nói: “Điều ấn tượng nhất là các thầy cô đứng lớp có những cách chia sẻ rất cuốn, không văn vở, hoa mỹ, rất thực tiễn, đúng và trúng với định hướng giáo dục hiện nay. Những chia sẻ của cô Hòa, cô Hương, cô Thúy giúp tôi có thêm cơ sở và ý tưởng trong công tác quản lý lớp học, điều chỉnh bài giảng phù hợp với nhu cầu, sở thích, mong muốn của sinh viên”.

Cô Nguyễn Thị Hà Thu – Giảng viên khoa Đào tạo và Phát triển Kỹ năng mềm giãi bày: “Sau buổi chia sẻ tôi hiểu sâu hơn về đặc điểm của sinh viên từng khối ngành, hiểu hơn về văn hóa ứng xử và giao tiếp của thế hệ sinh viên Gen Z, hiểu hơn về đặc điểm sinh viên trường Đại học Đại Nam cũng như những đánh giá, cảm nhận của các em về thầy cô để từ đó có ý thức tự thay đổi bản thân”.

Cô Hà Thu khẳng định: Chương trình tập huấn không chỉ bồi đắp thêm chuyên môn, kỹ năng mà còn thúc đẩy tinh thần đoàn kết, gắn bó, chia sẻ của các thành viên nhà trường.

Nể phục tinh thần học hỏi suốt đời của thầy cô DNU

Cô Nguyễn Thị Thúy – Trưởng khoa Đào tạo và Phát triển Kỹ năng mềm, giảng viên trẻ được Lãnh đạo Nhà trường tin tưởng giao trách nhiệm đứng lớp chia sẻ về chuyên đề “Giảng dạy ở Đại học Đại Nam” và “Kỹ năng thiết kế Slide bài giảng” bày tỏ: “Một điều tôi luôn trân trọng và nể phục ở thầy cô DNU là tinh thần không ngừng học hỏi, đổi mới. Thầy cô hăng hái, sôi nổi, tích cực, hài hước, dí dỏm, tranh luận căng thẳng, thảo luận quyết liệt; đặc biệt là những thầy cô có “tem mác”, có tuổi lại càng làm cho tôi thực sự nể phục, trân trọng về tinh thần học tập suốt đời ấy. Tôi biết ơn khi được làm việc tại một ngôi trường tuyệt vời với Ban lãnh đạo và đội ngũ cán bộ, giảng viên, nhân viên tuyệt vời”.

Cô Nguyễn Thị Thúy nể phục tinh thần không ngừng học hỏi, sẵn sàng đổi mới của thầy cô DNU.

Chương trình tập huấn không chỉ giúp các cán bộ, giảng viên nâng cao trình độ chuyên môn, có thêm nhiều kiến thức bổ ích hỗ trợ cho việc giảng dạy mà còn giúp gắn kết từng cá nhân với trường, phát huy tối đa năng lực tiềm ẩn, tính sáng tạo, tự chủ của mọi cá nhân đang công tác và giảng dạy tại trường; tất cả vì mục tiêu không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo, không ngừng lớn mạnh của Đại học Đại Nam.

BTT

Các bài viết khác

Đăng ký thực tập

Địa chỉ

Tầng 3 - Toà nhà Central Building - Đại học Đại Nam Số 01, phố Xốm, Phú Lãm, Hà Đông, Hà Nội.

Email

cec@dainam.edu.vn

Điện thoại

(024) 35577799 (ext 569)

Phone

0988.064.335

Điền thông tin

Đăng ký việc làm

Địa chỉ

Tầng 3 - Toà nhà Central Building - Đại học Đại Nam Số 01, phố Xốm, Phú Lãm, Hà Đông, Hà Nội.

Email

cec@dainam.edu.vn

Điện thoại

(024) 35577799 (ext 569)

Phone

0988.064.335

Điền thông tin

Đăng ký Review CV

Địa chỉ

Tầng 3 - Toà nhà Central Building - Đại học Đại Nam Số 01, phố Xốm, Phú Lãm, Hà Đông, Hà Nội.

Email

cec@dainam.edu.vn

Điện thoại

(024) 35577799 (ext 569)

Phone

0988.064.335

Điền thông tin

Hội cựu sinh viên

Địa chỉ

Tầng 3 - Toà nhà Central Building - Đại học Đại Nam Số 01, phố Xốm, Phú Lãm, Hà Đông, Hà Nội.

Email

cec@dainam.edu.vn

Điện thoại

(024) 35577799 (ext 569)

Phone

0988.064.335

Điền thông tin